Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, còn gọi là I.P.O (viết tắt theo tiếng Anh: Initial Public Offering) dùng để chỉ hoạt động một công ty lần đầu tiên huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua việc lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa lên sản chứng khoán.

CĂN CỨ PHÁP LÝ 

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
  • Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng;
  • Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

ĐIỀU KIỆN IPO THEO LUẬT CHỨNG KHOÁN 

I.P.O (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) là một cách huy động vốn, để tránh cho việc có quá nhiều các công ty phát hành cổ phiếu niêm yết cũng như đảm bảo tính an toàn cho các sàn chứng khoán, nhà nước đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền để đưa ra những điều kiện vô cùng nghiêm ngặt

  • Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
  • Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
  • phương án phát hànhphương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội cổ đông thông qua;
  • Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn (trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành);
  • Cổ đông lớn trước thời điểm I.P.O (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của công ty phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
  • Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
  • Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
  • Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
  •  Mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG

Chào bán và niêm yết cổ phiếu

Theo Luật Chứng Khoán 2019 và Nghị Định 155/2020, khi tổ chức phát hành nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng đến Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN), thì cũng đồng thời phải nộp hồ sơ niêm yết cho sàn giao dịch có liên quan. Theo Nghị Định 58/2012, tổ chức phát hành có 12 tháng kể từ thời điểm chào bán ra công chúng để niêm yết cổ phiếu đã phát hành.

Hạn chế công khai thông tin

Nghị Định 155/2020 nghiêm cấm tổ chức phát hành, cổ đông của tổ chức phát hành, cá nhân có liên quan hoặc người trong nội bộ của tổ chức phát hành, người có liên quan của người trong nội bộ của tổ chức phát hành công bố thông tin hoặc cam kết với nhà đầu tư về giá cổ phiếu trong tương lai dưới bất kỳ hình thức nào.

Bảo lãnh phát hành

Tổ chức bảo lãnh phát hành trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng chỉ được phép bảo lãnh phát hành một số lượng chứng khoán nhất định với giá trị không vượt quá vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn được ghi trong báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành.

Chào bán ra công chúng cho nhiều đợt chào bán

Trường hợp tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu thành nhiều đợt thì mỗi đợt chào bán không được quá 90 ngày và khoảng cách giữa hai đợt chào bán không quá 12 tháng.

Ngân hàng ký quỹ

Nghị Định 155/2020 yêu cầu ngân hàng ký quỹ nơi tài khoản ký quỹ được mở không phải là người có liên quan của tổ chức phát hành, của cổ đông đăng ký chào bán và tài khoản ký quỹ phải khác với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành hoặc của cổ đông đăng ký chào bán. Trong khi đó, Nghị Định 58/2012 không đặt ra yêu cầu cụ thể như vậy.

Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng của các công ty được tái cơ cấu

Nghị Định 155/2020 quy định cụ thể về điều kiện chào bán ra công chúng của tổ chức phát hành là công ty đã trải qua quá trình tái cơ cấu bao gồm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và các hình thức tái cơ cấu khác. Trong khi đó, Nghị Định 58/2012 chỉ điều chỉnh hoạt động chào bán ra công chúng của các tổ chức phát hành trong trường hợp bị sáp nhập, hợp nhất.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!