Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Dịch vụ vận tải nói chung đang là ngành rất phát triển. Nó không chỉ giúp đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, giáo dục,… Ngành nghề kinh doanh vận tải là một trong số những ngành nghề có điều kiện, để được hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải xin giấy phép theo đúng quy định của pháp luật. Nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho Quý Khách hàng, Luật Hồng Bàng cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định số 86/2014/NĐ-CP  Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
  • Thông tư 63/2014/TT-BGTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (ngày 01/01/2015 có hiệu lực)

II. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải

1. Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những loại hình kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép.

2. Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã đăng ký theo mẫu quy định.

3. Quản lý xe ô tô kinh doanh vận tải

a) Bảo đảm có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh (chỉ áp dụng với vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hành khách bằng xe buýt);

b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

c) Lập Hồ sơ lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu;

4. Quản lý lái xe kinh doanh vận tải

a) Lập và cập nhật đầy đủ các thông tin về quá trình làm việc của lái xe vào Lý lịch hành nghề lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe của đơn vị theo mẫu quy định.;

b) Tổ chức khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và chỉ sử dụng lái xe có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; không tuyển dụng, sử dụng lái xe có sử dụng chất ma túy;

c) Đơn vị kinh doanh vận tải phải sử dụng lái xe đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có sức chứa từ 30 chỗ trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng.

5. Xây dựng hoặc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ

a) Đơn vị kinh doanh vận tải phải xây dựng hoặc áp dụng Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ trưởng Giao thông vận tải ban hành. Trường hợp đơn vị tự xây dựng thì phải đối chiếu và công bố tương đương với mức chất lượng quy định trong Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký chất lượng dịch vụ với Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu chạy xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này.

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi đăng ký tham gia khai thác tuyến còn phải đăng ký chất lượng dịch vụ trên tuyến theo mẫu quy định và thông báo đến bến xe hai đầu tuyến trước khi hoạt động vận chuyển.

6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.

III. Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải.

a. Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định.

b. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ngành nghề kinh doanh vận tải đường bộ).

c. Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

– Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;

– Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;

– Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

d. Phương án kinh doanh vận tải.

IV. Thời gian xin giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa

  • 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (cấp mới hoặc cấp lại do hư hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn)
  • 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lý (cấp lại do bị mất)

V. Những công việc mà Luật Hồng Bàng sẽ thực hiện

  • Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa
  • Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng: Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
  • Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa
  • Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, chúng tôi sẽ  tiến hành soạn Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh cho khách hàng;
  • Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
  • Đại diện lên Sở Giao thông vận tải để nộp Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh cho khách hàng;
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở Giao thông vận tải, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
  • Nhận Giấy đăng xác nhận tại Sở Giao thông vận tải.

Quý khách hàng có nhu cầu xin cấp Giấy phép này vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline của Luật sư Nhật Nam: 0912.35.65.75 

Trân trọng!