Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại thương của mỗi quốc gia. Đây là công cụ quan trọng trong việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước. Về mặt lý luận có nhiều phương pháp tính thuế XNK, mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình những phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu. Các quốc gia ngoài công cụ thuế quan, còn có thể sử dụng hàng rào phi thuế quan (như  hạn ngạch nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, thu chênh lệch giá nhập khẩu, dùng bảng giá tối thiểu để áp hàng nhập khẩu…) để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Tuy nhiên, một khi đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì về nguyên các rào cản phi thuế quan phải được thực hiện để loại bỏ. Trong tiến trình hội nhập, đòi hỏi các quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc ràng buộc về thuế nhập khẩu và phải xác lập lộ trình để thực hiện các cam kết đó.

Cơ sở pháp lý 

  • Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam là thành viên 
  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005;
  • Nghị định 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Tổng hợp văn bản về Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu

Khái quát chung

  • Thuế xuất khẩu: thuế đánh trên hàng hóa xuất khẩu qua biên giới quốc gia
  • Thuế nhập khẩu: thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước.

Trong điều kiện nền kinh tế mở, các khái niệm: cửa khẩu, biên giới quốc gia, thị trường trong nước, thị trường nước ngoài… cần được hiểu theo nghĩa rộng và xuất hiện các hình thức kinh tế như khu chế xuất, khu kinh tế mở,… được hình thành và hoạt động với các quy chế đặc thù, được hưởng các quyền ưu đã riêng

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu: 

Là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế (Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87). Đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau:

  • Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt Nam (là chủ hàng) gồm:
  •  Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Lưu ý: Cần phần biệt với đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế quy định tại khoản 2 Nghị định 87.

  •  Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn tất.
  • Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước

Thuế nhập khẩu được tính bằng cách lấy trị giá tính thuế của từng mặt hàng nhập khẩu nhân với thuế suất thuế nhập khẩu tương ứng.

Thuế suất

Biểu thuế suất thuế xuất khẩu và nhập khẩu thường xuyên thay đổi (thường được cập nhật vào cuối mỗi năm). Phần lớn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đều chịu thuế nhập khẩu, trừ phi chúng thỏa các điều kiện để được miễn thuế.

Thuế suất thuế nhập khẩu được được chia thành ba loại: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Thuế suất ưu đãi

Thuế suất ưu đãi được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước áp dụng Quy chế Tối huệ quốc (MFN hay còn được gọi là Quan hệ thương mại bình thường) với Việt Nam. Các mức thuế suất MFN phù hợp với các cam kết của Việt Nam đối với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên khác của WTO.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt

Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ những nước có hiệp định thương mại ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (tức Hiệp định thương mại tự do). Hiện tại, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực mà Việt Nam là một thành viên bao gồm:

  • FTA giữa các nước thành viên ASEAN;
  • FTA giữa các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản;
  • FTA giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc;
  • FTA giữa các nước thành viên ASEAN và Hong Kong;
  • FTA giữa các nước thành viên ASEAN và Ấn Độ;
  • FTA giữa các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc;
  • FTA giữa các nước thành viên ASEAN và Úc- New Zealand;
  • FTA giữa các nước thành viên ASEAN và Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand;
  • FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản;
  • FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc;
  • FTA giữa Việt Nam và Chile;
  • Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Cam-pu-chia;● Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Lào;
  • FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu (Việt Nam và Tổ chức Hải quan của Liên bang Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan);
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (còn gọi là TPP-11) bao gồm các nước Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, New Zealand, Singapore và Việt Nam;
  • FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (còn gọi là EVFTA);
  • FTA giữa Việt Nam và Vương quốc hiệp Anh (còn gọi là UKVFTA).
  • Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán FTA giữa Việt Nam và Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (giữa Việt Nam và các nước gồm Iceland, Liechteinstein, Na Uy và Thụy Sĩ), giữa Việt Nam và Israel.

Để có đủ điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt, hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hoặc chứng nhận xuất xứ phù hợp (ví dụ như chứng nhận của nhà xuất khẩu). Hàng hóa không có C/O hoặc chứng nhận xuất xứ hoặc có nguồn gốc từ các nước không thuộc diện được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu, thì sẽ chịu mức thuế suất thông thường (là thuế suất MFN cộng 50%).

Thuế GTGT thường được áp dụng cho hàng nhập khẩu với mức thuế suất 10%.

Trị giá tính thuế

Về nguyên tắc, Việt Nam tuân theo Hiệp định về xác định giá trị của WTO với một số điều chỉnh nhất định. Trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu thường dựa trên giá trị giao dịch (tức là giá đã trả hoặc phải trả cho hàng hóa nhập khẩu, và trong một số trường hợp cụ thể sẽ có điều chỉnh liên quan đến các yếu tố chịu thuế và không chịu thuế). Trong trường hợp giá trị giao dịch không được chấp nhận thì các phương pháp khác để tính giá trị hải quan sẽ được sử dụng.

Miễn thuế

Hàng hóa nhập khẩu cho các dự án nằm trong danh mục các lĩnh vực/ địa bàn được khuyến khích đầu tư và một số trường hợp khác được miễn thuế nhập khẩu.

Một số hàng hóa thuộc danh mục được miễn thuế nhập khẩu như sau:

  • Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư xây dựng (trong nước chưa sản xuất được) nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư;
  • Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng, nguyên vật liệu (trong nước chưa sản xuất được), thiết bị y tế và thiết bị văn phòng nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí;
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công;
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
  • Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước;
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của một số dự án ưu đãi đầu tư;
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế.

Hoàn thuế

Thuế nhập khẩu đã nộp về cơ bản có thể được hoàn lại trong một số trường hợp, bao gồm:

  • Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu nhưng thực tế không nhập khẩu;
  • Hàng hóa nhập khẩu chưa được sử dụng và phải tái xuất cho chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang một nước thứ ba hoặc bán vào khu phi thuế quan;
  • Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm.

Thuế xuất khẩu

Chỉ có một số mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như cát, đá phấn, đá cẩm thạch, đá granit, quặng, dầu thô, lâm sản, và phế liệu kim loại, v.v…

Mức thuế suất giao động từ 0% đến 40%.

Giá tính thuế xuất khẩu là giá FOB (Free On Board)/giá giao tại biên giới, tức là giá bán của hàng hóa tại cảng đi như được ghi trong hợp đồng, không bao gồm cước vận chuyển và phí bảo hiểm. Trong trường hợp trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu không đủ điều kiện hoặc không thể xác định được bằng trị giá giao dịch (tức là giá bán ghi trong hợp đồng), cơ quan Hải quan sẽ xác định trị giá tính thuế cho hàng hóa xuất khẩu bằng cách tuần tự áp dụng các phương pháp định giá sau: giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan; giá bán của hàng hóa giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất; giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan Hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại.

Các loại thuế khác đối với hàng nhập khẩu

Bên cạnh thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu thì còn có một số loại thuế khác có thể được đánh vào hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như là thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ.

Kiểm tra sau thông quan

Cơ quan hải quan có thể tiến hành kiểm tra sau thông quan tại văn phòng của cơ quan hải quan hoặc tại trụ sở của người nộp thuế. Hoạt động kiểm tra thường sẽ chú trọng vào các vấn đề như việc phân loại các mã số HS, xác định trị giá hải quan, tuân thủ theo chính sách miễn thuế xuất nhập khẩu đối với trường hợp xuất khẩu/ gia công và xuất xứ hàng hóa.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng.