Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống để đảm bảo cơ sở đủ điều kiệnvệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ sở pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm;
  • Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Danh mục cơ sở phải Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

  • Sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường
  • Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩmvà đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
  • Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu.

Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Hồ sơ pháp lý chung bao gồm:

  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy đinh;
  • Đối với đơn vị công bố sản phẩm không trực tiếp sả xuất thông qua đơn vị gia công: Cung cấp Hợp đồng gia công đối với doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất và hồ sơ pháp lý của của công ty gia công sản phẩm bao gồm:
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Kết quả xét nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh về tiêu chuẩn vi sinh vật (Theo quyết định số 46/2007/QĐ-BYT). Luật Hồng Bàng đại diện Quý khách hàng nộp mẫu thử nghiệm sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Luật Hồng Bàng sẽ hỗ trợ soạn thảo cho Quý khách hàng);
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
  • Quy trình sản xuất và thuyết minh quy trình sản xuất (Quý khách hàng cung cấp thông tin theo thông tin sản phẩm của khách hàng Hồng Bàng sẽ xây dựng hồ sơ chuyển khách hàng ký nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
  • Mẫu nhãn sản phẩm. Lưu ý, nhằm tránh xảy ra các tranh chấp về nhãn hiệu (thương hiệu) trong quá trình lưu hành sản phẩm trên thị trường, Quý khách hàng nên đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, tránh sử dụng nhãn hiệu vi phạm thương hiệu của chủ thể khác, cũng như tránh chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu của mình do không đăng ký;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ (Quý khách hàng cung cấp thông tin theo thông tin sản phẩm của khách hàng Hồng Bàng sẽ xây dựng hồ sơ chuyển khách hàng ký nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Quý khách hàng cung cấp thông tin theo thông tin sản phẩm của khách hàng Hồng Bàng sẽ xây dựng hồ sơ chuyển khách hàng ký nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền);.

Thời gian thực hiện: 15 – 30 ngày làm việc

Cơ quan tiếp nhận:

  • Cục An toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực, các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác nhận bằng văn bản đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên;
  • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn;
  • Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn đối với sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu khi có yêu cầu của nước nhập khẩu;
  • Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn: Sản phẩm có cùng chất lượng của cùng một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm nhưng được sản xuất tại hai tỉnh, thành phố trở lên.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.