Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021, các quy định về Hợp đồng lao động cũng có nhiều thay đổi cũng được điều chỉnh thay đổi theo. Vì vậy, người lao đông và người sử dụng lao động cần biết để đảm bảo nội dung của Hợp đồng lao động được thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật. Thông qua bài viết này, Công ty Luật Hồng Bàng sẽ tổng hợp các quy định mới về Hợp đồng lao động như sau:

Hình thức Hợp đồng lao động

Điều 14 Bộ Luật Lao động 2019 bổ sung thêm hình thức giao kết HĐLĐ thông qua phương tiện điện tử dưới hình dưới hình thức thông điệp dữ liệu, hình thức này có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Như vậy, kể từ năm 2021, HĐLĐ có các hình thức sau:

  • HĐLĐ được giao kết bằng văn bản;
  • HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
  • HĐLĐ bằng lời nói – áp dụng đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 1 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ Luật Lao động.

Loại Hợp đồng lao động

Từ 2021 HĐLĐ chỉ còn 2 loại:

  • HĐLĐ không xác định thời hạn;
  • HĐLĐ xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

Như vậy, so với quy định cũ tại Điều 22 Bộ Luât Lao động 2012, Bộ Luật Lao động 2019 đã bỏ loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Hành vi bị cấm đối với người sử dụng lao động

Khi giao kết Hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, Người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi sau đây:

  • Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
  • Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho viêc thực hiện hợp đồng lao động;
  • Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động đê trả nợ cho người sử dụng lao động – Điều 17 Bộ Luật Lao động đã bổ sung hành vi này trong các hành vi bị cấm của người sử dụng lao động.

Thời gian thử việc

Về thời gian thử việc, Bộ Luật Lao động bao gồm các trường hợp tại Bộ Luật lao động 2012. Bổ sung thêm trường hợp: “Thử việc không quá 18 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp” và “Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng”.

Bổ sung thêm trường hợp tạm hoãn Hợp đồng lao động

Thêm các trường hợp NLĐ được tạm hoãn hợp đồng lao động tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 so với Điều 32 Bộ luật Lao động 2012 sau đây:

  • NLĐ thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  • NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo BLLĐ năm 2012, chỉ trường hợp ký HĐLĐ không xác định thời hạn mới được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do.

Đến BLLĐ năm 2019, quy định này được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng. Tuy nhiên khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người lao động vẫn cần đảm bảo thời gian báo trước tại khoản 1 Điều 35 như sau:

  • Ít nhất 45 ngày: HĐLĐ không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày: HĐLĐ từ 12 – 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày: HĐLĐ dưới 12 tháng.

Ngoại lệ: 07 trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước bao gồm:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;
  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định;
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.

Bổ sung thêm trường hợp người sử dụng lao động được chấm dứt HĐLĐ

Từ năm 2021, người lao động cần lưu ý, ngoài các trường hợp được quy định trước đây, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm 03 trường hợp người sử dụng lao động có quyền chấm dứt HĐLĐ:

  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Người lao động cung cấp không trung thực thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!