Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng là một trong nhiều biện pháp cần thiết nhằm bảo hộ quyền lợi của chủ sở hữu pháp luật. Hiện nay việc đăng ký bảo hộ giống câu trồng được quy định như thế nào là câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều trong thời gian gần đây. Đgiúp quý khách hàng hiểu thêm về thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng,  Luật Hồng Bàng xin được được tư vấn như sau:  

1.Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005
  • Nghị định 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính Phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
  • Thông tư số Thông tư 03/2021/TT-BNNPTN ngày 22 tháng 6 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn  sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

2. Yêu cầu, điều kiện

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thực hiện theo khoản 18 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ: 

  • Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng; 
  • Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm 1 khoản 18 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng

3. Thành phần hồ sơ

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT;
  • Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS). Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng mẫu tờ khai kỹ thuật trong các tài liệu trên; trường hợp giống đăng ký không thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng mẫu tờ khai kỹ thuật tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT;
  • Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
  • Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng, tài liệu chứng minh người đăng ký là đại diện hợp pháp của chủ sở hữu giống đăng ký);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, phí, lệ phí (nếu có).
  • Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận, tổ chức, cá nhân đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS phải nộp bổ sung các tài liệu: Bản kê khai chi tiết điều kiện được tự khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT, phù hợp với yêu cầu cụ thể tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với từng loài cây trồng; Kế hoạch khảo nghiệm DUS theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

  • Cục Trồng trọt – Bộ NN-PTNT

5. Trình tự thực hiện

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt.
  • Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

– Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;

-Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

– Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

  • Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ và trả kết quả cho người đăng ký, đồng thời đăng tải thông báo trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT và cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Trân trọng!