Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Việc khảo nghiệm thuốc thú y phải được thực hiện đối với tất cả thuốc thú y trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Để được tiến hành khảo nghiệm thuốc thú y thì tổ chức phải được cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y tại cơ quan có thẩm quyền. Để giúp quý khách hàng hiểu thêm về quy định pháp luật về thủ tục cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y, Luật Hồng Bàng xin được được tư vấn như sau:

1.Căn cứ pháp lý

  • Luật thú y 2015
  • Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính Phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật thú y.
  • Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNN ngày 2 tháng 6 năm 2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y;
  • Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNN ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y.
  • Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

2. Yêu cầu, điều kiện

  • Người phụ trách kỹ thuật của tổ chức khảo nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú y.
  • Người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp và đã được tập huấn về khảo nghiệm thuốc thú y.
  • Không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc không được nhận ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc thú y tại Việt Nam.
  • Nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài vào cơ sở;

+ Có nguồn nước sạch;

+ Có chuồng, ao, bể nuôi động vật với diện tích đảm bảo mật độ nuôi theo quy trình khảo nghiệm; + Có số lượng động vật đáp ứng được việc khảo nghiệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có nơi riêng biệt để nuôi động vật thí nghiệm, có hệ thống xử lý chất thải, nước thải có khu vực để xử lý xác động vật, bệnh phẩm.

+ Nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hóa chất độc hại và có biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại;

+ Khu vực chuồng nuôi, ao, bể nuôi có nơi chứa thức ăn cách biệt và được thiết kế đáp ứng yêu cầu bảo quản.

3. Thành phần hồ sơ

  • Đơn đăng ký cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT
  • Báo cáo kết quả đánh giá cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm
  • Tài liệu kỹ thuật của từng loại thuốc khảo nghiệm bao gồm: 

+ Tóm tắt đặc tính của sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;

+ Thông tin kỹ thuật về chất lượng của sản phẩm;

+ Thông tin kỹ thuật về độ an toàn và hiệu lực của sản phẩm;

+ Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở đăng ký);

+ Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định tại Việt Nam cấp (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở đăng ký);

+ Đề cương khảo nghiệm;

+ Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký và cơ sở khảo nghiệm (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở đăng ký).

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

  • Cục Thú y – Bộ NN-PTNT

5. Thời gian giải quyết

  • 25 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.