Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Sau khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế lớn, Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi ở nhiều ngành nghề khác nhau nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đối với ngành nghề Kinh doanh dịch vụ viễn thông, pháp luật quy định 1 số hạn chế liên quan đến vấn đề tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Để thực hiện đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có hai sự lựa chọn: (1) Thành lập công ty có vốn nước ngoài; (2) Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. 

Mạng viễn thông là gì? Dịch vụ viễn thông là gì?

Cơ sở pháp lý

  • Điều ước quốc tế: WTO, FTAs, AFAS
  • Luật Đầu tư năm 2020:
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Viễn thông năm 2009;
  • Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011
  • Nghị định 81/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 sửa đổi Nghị định 25/2011/NĐ – CP;
  • Nghị định 49/2017/NĐ-CP ngày 24/04/2017 sửa đổi Nghị định 25/2011/NĐ – CP;

Điều kiện đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông:

  • Phạm vi các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng:
    • Thư điện tử
    • Thư thoại
    • Thông tin trực tuyến và truy cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu
    • Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
    • Các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục
    • Chuyển đổi mã và giao thức
    • Thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu (bao gồm xử lý giao dịch)
    • Dịch vụ khác: Dịch vụ Truy nhập Internet IAS
  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế:
    • Dịch vụ không có hạ tầng mạng: Không vượt quá 65%. Đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia là thành viên ASEAN, tỉ lệ này là 70%
    • Dịch vụ có hạ tầng mạng: không vượt quá 50%
  • Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đối với dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
  • Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cũng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

Trình tự thủ tục 

Bước 1: Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương và hộ chiếu của người quản lý vốn (nếu là tổ chức);
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô và vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có);
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam – Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An;

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc. 

Dịch vụ Luật Hồng Bàng cung cấp

Khi mới đến Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ đối với các thủ tục pháp lý và phương thức kinh doanh. Hiểu được vấn đề này, đội ngũ luật sư và các chuyên viên tư vấn của Luật Hồng Bàng không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn cao về chính sách, quy định pháp luật và môi trường đầu tư tại Việt Nam, mà còn có khả năng ngoại ngữ tốt khi tư vấn cho khách hàng. 

Luật Hồng Bàng sẽ đồng hành cùng khách hàng từ giai đoạn đầu tiên, với các dịch vụ hỗ trợ tư vấn như: 

  • Tư vấn cơ cấu tổ chức công ty có vốn nước ngoài
  • Tư vấn quy định pháp lý liên quan đến ngành nghề kinh doanh của nhà đầu tư
  • Tư vấn quy định pháp lý về vốn và địa điểm trụ sở chính Công ty
  • Tư vấn quy định pháp lý về thuế;
  • Tư vấn quy định pháp lý về ưu đãi cho công ty có vốn nước ngoài

Tiếp đến, Luật Hồng Bàng tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện mọi thủ tục pháp lý liên quan:  

  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu theo quy định pháp luật. 
  • Soạn hồ sơ đăng ký và đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  • Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp cho nhà đầu tư.
  • Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp, đăng ký Mã số Thuế cho Doanh nghiệp.
  • Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.