Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Căn cứ theo Điều 1 Luật công đoàn 2012 thì Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Liên đoàn Lao động quận, huyện

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Luật công đoàn 2012;
  • Nghị định 95/2013/ND-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

Vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp

  • Đối với người lao động:

Công đoàn không chỉ là nơi để sinh hoạt mà còn là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn còn đóng góp ý kiến với doanh nghiệp về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động; đề nghị doanh nghiệp kiểm tra lại hệ thống bảo hộ sức khỏe và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng công việc cho người lao động. Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

  • Đối với doanh nghiệp:

Khi doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu, sắp xếp lại lao động, nhân sự hoặc cải tiến đầu tư, công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công đoàn cở sở có thể thay chủ doanh nghiệp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động; phản ảnh ý kiến động viên, khuyến khích người lao động tự giác, có ý thức trong lao động, sản xuất qua đó giúp Doanh nghiệp trong việc sắp xếp lao động một cách hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn lực, cũng như chấm dứt hợp đồng lao động đối với những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp. Công đoàn là cầu nối trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động với người sử dụng lao động như giải quyết những vụ đình công, khiếu nại, khiếu kiện đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho Doanh nghiệp. 

Nguyên tắc chung

Theo quy định của Luật Công Đoàn 2012, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Công đoàn được thành lập hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện chứ không mang tính chất bắt buộc. Khi người lao động có mong muốn thành lập công đoàn thì có thể đề nghị người sử dụng lao động cho phép thành lập và tạo điều kiện tốt nhất cho việc thành lập Công đoàn. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không bắt buộc phải thành lập công đoàn mà chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người  lao động được thành lập công đoàn khi có nhu cầu.

Tuy nhiên nếu người sử dụng lao động có những hành vi như sau sẽ bị xử lý hành chính (phạt tiền) theo quy định Nghị định 95/2013/ND-CP:

  • Gây khó khăn, cản trở người lao động thành lập, gia nhập hay tham gia hoạt động công đoàn hoặc có hành vi ép người lao động phải thành lập công đoàn khi họ không có nhu cầu gia nhập;
  • Không đảm bảo phương tiện cần thiết hoặc không bố trí nơi làm việc cho cán bộ công đoàn để thuận tiện cho hoạt động công đoàn;
  • Không thu xếp thời gian cho cán bộ công đoàn thực hiện nhiệm vụ công đoàn, không cho họ hưởng các quyền lợi giống như những người lao động khác trong cùng một tổ chức.

Điều kiện thành lập công đoàn tại Doanh nghiệp

Các công ty có thể thành lập công đoàn khi có đủ các điều kiện sau:

  • Công đoàn cơ sở được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp;
  • Có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Bước 1: Tổ chức Ban vận động thành lập lập công đoàn cơ sở

Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở.

Bước 2: Tổ chức Đại hội thành lập công đoàn cơ sở

Ban vận động công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở, thực hiện các nội dung của hội nghị trong đó có: Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở; Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn; Tuyên bố thành lập lập công đoàn cơ sở; Bầu Ban chấp hành lập công đoàn cơ sở và Thông qua chương trình hoạt động của lập công đoàn cơ sở.

Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, lập công đoàn cơ sở và ban chấp hành lập công đoàn cơ sở

15 ngày làm việc sau khi kết thúc đại hội, Ban chấp hành lập công đoàn cơ sở lập hồ sơ gửi lên công đoàn cấp trên xem xét.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm:

  • Thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sở đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; việc bầu cử tại đại hội thành lập và bầu cử tại hội nghị ban chấp hành theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  • Trường hợp công đoàn cơ sở thành lập đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì ban hành quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành theo quy định.
  • Trường hợp không đủ điều kiện công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở hoặc các chức danh được bầu, công đoàn cấp trên thông báo bằng văn bản để tập thể người lao động được biết; đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục để được công nhận, hoặc tiếp tục tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện các thủ tục khắc dấu; đồng thời triển khai tổ chức các hoạt động theo quy định của Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; hướng dẫn của công đoàn cấp trên và kế hoạch hoạt động đã được thống nhất tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.