Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Luật Viễn thông 2009: Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông là văn bản pháp lý ghi nhận của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ viễn thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ngành nghề kinh doanh dịch vụ viễn thông là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật đầu tư. Vì vậy, mọi doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề này phải xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông mới được hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
  • Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
  • Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
  • Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13 tháng 05 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
  • Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về phân loại dịch vụ viễn thông;
  • Thông tư số 03/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp phép kinh doanh dịch vụ Viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.

Phân loại dịch vụ viễn thông 

Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm
  •  Dịch vụ thoại;
  • Dịch vụ fax;
  • Dịch vụ truyền số liệu;
  • Dịch vụ truyền hình ảnh;
  • Dịch vụ nhắn tin;
  • Dịch vụ hội nghị truyền hình;
  • Dịch vụ kênh thuê riêng;
  • Dịch vụ kết nối Internet;
  • Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Dịch vụ thư điện tử;
  • Dịch vụ thư thoại;
  • Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
  • Dịch vụ truy nhập Internet;
  • Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ghi nhận chi phí dự án công nghệ thông tin hình thành tại nước ngoài như  thế nào?

Điều kiện được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 

Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
  • Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án;
  • Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
  • Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

Lưu ý: Doanh nghiệp phải nên xin thêm Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng. Doanh nghiệp được phép cấp Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
  • Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ (từ Điều 19 đến Điều 21 Nghị định 25/2011/NĐ-CP).

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

  •  Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh cho dịch vụ viễn thông 
  • Bản sao công chứng điều lệ công ty
  • Bản sao công chứng Đăng ký kinh doanh
  • Lập Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp 05 năm đầu tiên từ ngày được cấp giấy phép 
  • Lâp kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên từ ngày cấp giấy phép
  • Văn bản xác nhận vốn điều lệ;
  • Cam kết thực hiện giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng.

Thủ tục 

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp biết về tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Cơ quan có thẩm quyền cấp

Cục viễn thông – Bộ Thông tin và truyền thông

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư:  Nguyễn Đức Trọng qua  hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6575  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng.