Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Thuật ngữ trong tiếng Anh là Certificate of Origin, thường được viết tắt là C/O. Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu,  yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu.

Có nhiều loại C/O khác nhau, trong đó, nhờ vào FTA song phương giữa Việt Nam – Hàn Quốc, mẫu C/O VK là một trong các loại C/O được sử dụng với tần suất nhiều nhất.

Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng những tư vấn và hướng dẫn về Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi mẫu VK như sau:

I. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 40/2015/TT-BCT Quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.
  • Thông tư 48/2015/TT-BCT sửa đổi thông tư 40/2015/TT-BTC.
  • Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý Ngoại thương về Xuất xứ hàng hóa.
  • Thông tư 05/2018/TT-BCT Quy định về Xuất xứ hàng hóa.

II. Trình tự thực hiện

Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O.

Bước 2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân.

Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:
1. Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;
2. Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung);
3. Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);
4. Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
5. Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết).

Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.

Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O.

Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu, vào sổ và trả C/O cho thương nhân.

III. Thành phần hồ sơ

  • Hồ sơ đăng kỳ thương nhân gồm:

+ Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y bản chính của thương nhân)

+ Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP)

+ Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O (Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

  • Hồ sơ đề nghị cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định, bao gồm:

a. Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);

b. Mẫu C/O mẫu VK của Việt Nam đã được khai hoàn chỉnh (Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015) và Mẫu Tờ khai bổ sung C/O (nếu có) (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015);

+ Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015)

c. Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;

d. Bản sao hoá đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

đ. Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;

e. Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi theo mẫu tương ứng do Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 quy định về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Thông tư số 05/2018/TT-BCT);

g. Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác (Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT);

h. Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O yêu cầu thương nhân đề nghị cấp C/O nộp bổ sung các chứng từ thương mại dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) liên quan đến nguyên liệu nhập khẩu hoặc nguyên liệu mua bán/sản xuất trong nước.

  • Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cố định, hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm:

+ Trong lần đề nghị cấp C/O đầu tiên, hồ sơ bao gồm các chứng từ đã liệt kê ở trên.

+ Từ lần đề nghị cấp C/O tiếp theo, hồ sơ chỉ cần chứng từ theo quy định từ điểm a đến điểm đ. Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp C/O nêu tại các điểm e, điểm g và điểm h, mục 2.1 có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho Tổ chức cấp C/O. Trong trường hợp có sự thay đổi liên quan các chứng từ này trong thời hạn 2 năm, thương nhân phải cập nhật cho Tổ chức cấp C/O.

Lưu ý: Trong trường hợp chưa có các chứng từ nêu tại điểm c và điểm đ đã được liệt kê ở trên, thương nhân đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O. Sau thời hạn này nếu thương nhân không bổ sung chứng từ, Tổ chức cấp C/O yêu cầu thu hồi hoặc hủy C/O theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

IV. Cơ quan thực hiện 

Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định.

Đối với C/O loại VK, doanh nghiệp có thể tới Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội;  Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu khu vực, Sở Công Thương – TP Hải Phòng để  thực hiện thủ tục xin cấp C/O.

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!