Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Mỗi thế hệ trong một gia đình cùng sống trên chính một mảnh đất do cha ông mình để lại, được truyền từ đời này qua đời khác. Thế hệ trước nằm xuống, thế hệ sau tiếp nhận, sử dụng, khai thác diện tích đất đai đó. Và trong hiện tại, việc sử dụng đất của cá nhân được nhận từ cha mẹ, anh chị em ruột,…..sau khi người đó đã mất được pháp luật quy định là nhận thừa kế về quyền sử dụng đất. Để hợp pháp hóa việc sử dụng mà không phát sinh bất kỳ tranh chấp với ai và để thực hiện những quyền hạn khác do pháp luật quy định thì người được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất phải khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

Nay Luật Hồng Bàng chúng tôi xin tư vấn về quy trình thủ tục, hồ sơ khai nhận di sản thừa kết là quyền sử dụng đất.

  • Trình tự thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế là đất đai phải thực hiện theo các bước:

Bước 1: Thực hiện thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng.

Bước 2: Niêm yết văn bản “Thông báo khai nhận di sản thừa kế”

Bước 3: Phân chia di sản thừa kế

Bước 4: Đăng ký quyền sử dụng đất tại UBND quận/huyện/thị xã nơi có đất.

Theo đó, người được nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất phải đến phòng công chứng nơi có dất đai thực hiện việc khai nhận di sản. Công chứng viên của văn phòng sẽ niêm yết Thông báo khai nhận di sản thừa kế mà người đó đã khai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.

Nếu không có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra, người khai thông báo khai nhận di sản thừa kế đến nhận bản niêm yết thừa kế đó có xác nhận của UBND xã, phường. Khi đó, công chứng viên sẽ hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản; người được thừa kế đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo đúng giấy hẹn.

Tiếp đó, người thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Nếu bên thừa kế không có di chúc hoặc bản án thì phải đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp có tranh chấp thì phải giải quyết xong tranh chấp.

Trong đó,  Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;

+ Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);

+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;

+ Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).

+ Giấy chứng tử;

+ Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)

Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575

Email: Lienheluathongbang@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 2, Số 14 Nguyễn Văn Ngọc, Phường Cống Vị, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội.