Công ty Luật Hồng Bàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến các Giấy phép cấp bởi Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị trực thuộc cấp Bộ.
Về thủ tục đăng ký Cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, Luật Hồng Bàng xin được tư vấn những vấn đề cơ bản, cốt lõi như sau:
1/ CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017
- Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT ngày 27/04/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt
2/ ĐIỀU KIỆN: Không
3/ THÀNH PHẦN HỒ SƠ
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định.
(2) Các giấy tờ phương tiện bao gồm:
+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có);
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ của phương tiện như sau: Hợp đồng mua bán, cho, tặng; quyết định Điều chuyển phương tiện theo quy định của pháp luật. Đối với giấy tờ của phương tiện bằng tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được công chứng dịch thuật; hóa đơn bán hàng của tổ chức phát hành hóa đơn bán hàng nếu phương tiện bán ra đã chuyển qua nhiều tổ chức, cá nhân thì khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ cần bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hóa đơn bán hàng của tổ chức, cá nhân bán cuối cùng; Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện do tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cấp còn hiệu lực.
– Trường hợp trong cùng một hợp đồng mua bán, cho, tặng phương tiện, hóa đơn bán hàng, tờ khai hải quan của hồ sơ có kê khai nhiều phương tiện thì chủ sở hữu phương tiện có trách nhiệm cung cấp bảng kê khai cho từng phương tiện đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc hồ sơ đối với từng phương tiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT.
– Đối với phương tiện nhập khẩu ngoài các giấy tờ phương tiện nêu trên thì cần phải có thêm bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của tờ khai hải quan dùng cho phương tiện nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan điện tử đã được thông quan.
– Đối với phương tiện giao thông đường sắt đô thị, trường hợp phương tiện không có hợp đồng mua bán, hóa đơn riêng (do việc mua bán các phương tiện đó chỉ là hợp Phần của gói thầu và không thể tách rời) thì chủ sở hữu phải có bản cam kết xác nhận các phương tiện đó thuộc quyền sở hữu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có các tranh chấp sở hữu phát sinh.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4/ CƠ QUAN THỰC HIỆN: Cục Đường sắt Việt Nam
5/ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng,
CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG