Để thành lập trung tâm ký thuật tổng hợp – hướng nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nhất định về đội ngũ cán bộ – quản lý và cơ sở vật chất cũng như trình tự, thủ tục nhất định. Để tìm hiểu kỹ hơn về các trình tự, thủ tục này, Luật Hồng Bàng kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX;
- Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH-HN.
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
– Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.
– Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.
– Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:
+ Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập;
+ Có các thiết bị dạy học, sách, tạp chí theo yêu cầu thực hiện các chương trình dạy học tại trung tâm, được quản lý, sử dụng có hiệu quả theo quy định.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC:
Thứ nhất, về thành phần hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm
Hồ sơ thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau:
a) Công văn đề nghị thành lập trung tâm;
b) Thuyết minh về việc đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên quy định tại Điều 32 của Nghị định này;
c) Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;
d) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.
Thứ hai, về trình tự thủ tục:
Bước 1: Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Giáo dục – Đào tạo. Sau đó, cán bộ, công chức sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoặc chưa hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn để công dân hoàn chỉnh hồ sơ, hoặc trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đúng thủ tục thì viết giấy hẹn giao cho người nộp và giải quyết theo quy định.
Bước 2: Sau khi thẩm định hồ sơ và điều kiện thực tế, nếu có đủ điều kiện thành lập, chia tách, sáp nhập, Sở Giáo dục – Đào tạo trình UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) ra quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập trung tâm.
Bước 3: Sở Nội vụ thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định .
Bước 4: Tổ chức đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh.
Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:UBND tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Nội vụ, các cơ quan liên quan.
Thứ tư, về thời hạn giải quyết: Không quy định
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.