Giấy phép bưu chính (GPBC) là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bưu chính. Tuy nhiên, Giấy phép bưu chính chỉ có hiệu lực trong thời hạn nhất định mà trước khi hết hạn, doanh nghiệp phải thực hiện các trình tự, thủ tục để xin cấp lại Giấy phép bưu chính. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, Luật Hồng Bàng kính mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
– Luật Bưu chính số 49/2010/QH ngày 28/6/2010.
– Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.
YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN CẤP LẠI GIẤY PHÉP BƯU CHÍNH
Trước khi giấy phép bưu chính hết hạn tối thiểu 30 ngày, doanh nghiệp cần làm hồ sơ để gửi về Sở thông tin và truyền thông.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC:
Thứ nhất, về thành phần hồ sơ: 01 Bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị cấp lại giấy phép bưu chính;
– Bản sao giấy phép bưu chính được cấp lần gần nhất;
– Báo cáo tài chính của 02 năm gần nhất do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo;
– Phương án kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo, nếu doanh nghiệp bị lỗ 02 năm liên tiếp;
– Các tài liệu sau nếu có thay đổi so với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính lần gần nhất: + Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
+ Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
+ Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
+ Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
+ Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính.
Thứ hai, về trình tự thủ tục:
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ gửi tới “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong giờ làm việc hành chính (trừ ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định). Sau đó, Công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp;
– Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.
Bước 2: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định số 47/2011/NĐ- CP ngày 17/6/2011, Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thẩm tra và cấp lại giấy phép bưu chính, trường hợp không cấp phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương mà doanh nghiệp đã tiến hành nộp hồ sơ.
Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Thông tin và Truyền thông
Thứ tư, về thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng các quy định của pháp luật
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.