CĂN CỨ PHÁP LÝ:
– Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
– Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
– Thông tư 16/2010/TT-BTTTT ngày 19/7/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san.
NĐ 02/2011/NĐ – CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
GIẤY PHÉP XUẤT BẢN ĐẶC SAN LÀ GÌ?
Giấy phép xuất bản đặc san là điều kiện bắt buộc để thực hiện hoạt động xuất bản đặc san. Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản đặc san không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu đủ cấu thành tội phạm. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi trên được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 NĐ 02/2011/NĐ – CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, cụ thể là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN ĐỂ XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT BẢN ĐẶC SAN
Để được cấp giấy phép xuất bản đặc san thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 35 Luật Báo chí 2016, bao gồm:
- Có người có nghiệp vụ báo chí chịu trách nhiệm về việc xuất bản đặc san.
- Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản đặc san;
- Xác định rõ tên đặc san, mục đích xuất bản, nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, thời gian xuất bản;
- Có địa điểm làm việc chính thức của cơ quan, tổ chức xin cấp giấy phép
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC:
Thứ nhất, về thành phần hồ sơ: Cơ quan tổ chức cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, hồ sơ xin cấp phép xuất bản đặc san bao gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);
- Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san;
- Mẫu trình bày tên gọi của đặc san và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi đặc san thể hiện bằng tiếng nước ngoài).
- Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông cấp tỉnh chứng nhận có đủ điều kiện để xuất bản đặc san (đối với các cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
Thứ hai, về trình tự thủ tục:
Bước 1: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép theo đúng các giấy tờ như trên, tổ chức có nhu cầu cần gửi hồ sơ tới Cục Báo chí thuộc Bộ thông tin và truyền thông.Hồ sơ có thể được nộp qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan
Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp phép xuất bản đặc san; trường hợp không cấp phép, Cục Báo chí trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Báo chí.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Báo chí.
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Thứ tư, về thời hạn giải quyết: trong thời hạn 30 kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.