CĂN CỨ PHÁP LÝ:
– Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
– Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y;
– Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.
YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (ĐỐI VỚI CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦY SẢN GIỐNG)
– Cơ sở sản xuất giống thủy sản:
+ Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;
+ Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.
– Cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm:
+ Người trực tiếp nuôi động vật thủy sản phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát.
+ Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.
– Cơ sở đã thực hiện chương trình giám sát theo quy định, không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC:
Thứ nhất, về thành phần hồ sơ: Tổ chức, cơ sở nuôi trồng, sản xuất thủy sản giống cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:
– Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);
– Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);
– Báo cáo kết quả giám sát theo quy định;
– Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có);
– Bản sao Giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực (nếu có).
Thứ hai, về trình tự thủ tục:
– Bước 1: Cơ sở sản xuất thủy sản giống, nuôi trồng thủy sản có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc trực tiếp tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y thuộc Sở nông nghiệp và phát triển thôn
– Bước 2: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiến hành thẩm định, thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá.
– Bước 3: Kiểm tra tại cơ sở:
+ Kiểm tra theo các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính;
+ Kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, nuôi trồng thủy sản về dấu hiệu bệnh lý, xử lý tình huống khi cơ sở xuất hiện bệnh đăng ký chứng nhận;
+ Thực trạng sức khỏe động vật; việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mối nguy dịch bệnh từ bên ngoài và bên trong cơ sở;
+ Kết quả thực hiện Kế hoạch giám sát;
+ Kết quả công tác quản lý hoạt động thú y tại cơ sở.
Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
Thứ tư, về thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.