CĂN CỨ PHÁP LÝ:
– Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
– Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
– Nghị định 64/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 11/6/2010 Về quản lý cây xanh đô thị
Thời gian gần đây, hàng loạt cây xanh bị ngã đổ, trong đó có các cây phượng ở trường học. Điều này khiến không ít đơn vị đã tiến hành đốn bỏ một số cây xanh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng muốn đốn hạ cây xanh cần phải kiểm tra, khảo sát theo quy định nếu không sẽ có chế tài xử phạt theo quy định, cụ thể Khoản 4 Điều 53 NĐ 139/2017/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về chế tài:
Bị phạt nếu chặt cây không đúng quy định
Tổ chức nào tự ý chặt hạ, di dời, đốt gốc, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh không đúng quy định thì bị phạt tiền 20-30 triệu đồng.
Nếu là cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức trên.
Như vậy, để chặt hạ, di dời cây xanh cần đáp ứng một số yêu cầu, điều kiện và trình tự thủ tục như sau:
YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÉP CHẶT HẠ
Căn cứ Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về chặt hạ, dichị chuyển cây xanh đô thị như sau:
“1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC:
Thứ nhất, về thành phần hồ sơ: Tổ chức, cá nhân cần chặt hạ cây xanh cần 01 hồ sơ bao gồm bản chính của các giấy tờ sau đây:
- Sơ đồ, vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển
- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển
- Đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển, kích thước loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
Thứ hai, về trình tự thủ tục:
- Gửi hồ sơ xin cấp phép: Gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh tới cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Xem xét và cấp giấy phép: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh cấp giấy phép theo quy định.
Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
Thứ tư, về thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.