Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

– Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 20/11/2012;

– Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;

 – Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

– Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.

XUẤT BẢN PHẨM LÀ GÌ?

Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

– Sách in;

– Sách chữ nổi;

– Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;

– Các loại lịch;

– Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

Tài liệu không kinh doanh là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán.

Xuất bản phẩm không kinh doanh về nguyên tắc phải xin cấp giấy phép. Trừ một số trường hợp quy định tại Điều 42 Luật xuất bản 2012

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU XUẤT BẢN PHẨM KHÔNG KINH DOANH

Thứ nhất, về thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh trong đó nêu rõ thông tin đơn vị nhập khẩu, số lượng, nội dung chính  của xuất bản phẩm, cửa khẩu nhập 
– Danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh dự định nhập khẩu (3 bản) ghi rõ tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài, và nội dung tóm tắt

Thứ hai, về trình tự thủ tục:

– Cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh đến Sở nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu. Việc gửi có thể được thực hiện thông qua các hình thức:

– Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Sở Thông tin và Truyền thông;

– Nộp qua hệ thống bưu chính;

– Nộp qua Một cửa điện tử

– Trong thời hạn 15 ngày (11 ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở phải cấp giấy phép; Đối với trường hợp xuất bản phẩm không kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật: 23 ngày làm việc kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu để thẩm định nội dung.

Thứ ba, về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Thông tin và Truyền thông

Thứ tư, về thời hạn giải quyết:

– Đối với trường hợp không phải thẩm định nội dung xuất bản phẩm: 15 ngày (11 ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định

– Đối với trường hợp xuất bản phẩm không kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật: 23 ngày làm việc kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu để thẩm định nội dung

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nguyễn Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!

Công ty Luật Hồng Bàng./.