Công ty Việt Nam muốn chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài thì cần căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam, các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết để xem với ngành nghề đó có cho người nước ngoài chuyển nhượng vốn trong công ty Việt Nam không và cho phép người nước ngoài được sở hữu tỷ lệ vốn tối đa bao nhiêu %. Bài viết dưới đây, Luật Hồng Bàng xin cung cấp các quy định chung của pháp luật về chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài để Quý khách hàng nắm rõ.
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Thông tư số 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
Điều kiện chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài
Khi thực hiện góp vốn vào công ty Việt Nam, người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện căn bản như sau:
Thứ nhất: Phải có tư cách pháp lý rõ ràng thể hiện qua có quốc tịch (Đối với cá nhân) và có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (Đối với tổ chức);
Thứ hai: Có năng lực tài chính thể hiện qua việc chứng minh số dư tài khoản đối với cá nhân và có tài liệu về báo cáo tài chính và số dư tài khoản đối với tổ chức. Việc chứng minh năng lực tài chính này là rất quan trọng để xác định xem người nước ngoài có đủ điều kiện để đầu tư góp vốn vào Việt Nam hay không. Số dư tài khoản này cần phải được xác nhận thông qua xác nhận của ngân hàng còn báo cáo tài chính phải có giá trị pháp lý và nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của báo cáo tài chính này;
Thứ ba: Phải xác định rõ ngành nghề đầu tư có điều kiện gì không? Hiện nay, Tại Việt Nam, pháp luật đầu tư có phân ra ngành nghề cấm kinh doanh, ngành có điều kiện và ngành nghề kinh doanh bình. Việc nhà đầu tư nghiên cứu kỹ ngành nghề, lĩnh vực trước khi đầu tư là việc quan trọng để xác định xem mình có được kinh doanh, hoạt động trong ngành nghề này không. Để biết được ngành nghề nào có điều kiện hay không có điều kiện hay bị cấm thì cần phải nghiên cứu kỹ trong luật đầu tư và văn bản hướng dẫn cũng như luật chuyên ngành.
Ngoài ra, còn có những điều kiện khác quy định tại pháp luật chuyên ngành ở từng lĩnh vực và trước khi thự hiện đầu tư phải biết được điều kiện cụ thể về từng lĩnh vực.
Hồ sơ chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
- Thuyết minh năng lực tài chính cùng với báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư hoặc sao kê tài khoản vốn đầu tư chứng minh nhà đầu tư đã góp đủ vốn;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người nước ngoài;
- Hợp đồng chuyển nhận vốn và biên bản thanh lý;
- Danh sách thành viên góp vốn mới;
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục (Nếu có).
Thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài
Thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài trong công ty có 100% vốn Việt Nam
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.
Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để công ty thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 2: Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau: Nếu mua từ 51% vốn công ty Việt Nam mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp cho công ty Việt Nam, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hiện góp vốn chuyển nhượng và kê khai thuế thu nhập chuyển nhượng.
Chú ý: Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý khi đã được chấp thuận góp vốn đầu tư thì công ty mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến nhận góp vốn cần phải thực hiện mở một tài khoản đầu tư trực tiếp để số vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài được chuyển qua tài khoản vốn này. Tài khoản vốn này có thể được mở bằng đồng Việt Nam hay bằng ngoại tệ phụ thuộc vào đồng tiền được dùng để góp vốn đầu tư. Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp này được mở tại ngân hàng ở Việt Nam.
Bước 3: Sau đó, công ty mà nhà đầu tư tiến hành mua vốn góp, cổ phần sẽ thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thời gian thực hiện là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài trong công ty vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Thủ tục của bước này và hồ sơ nộp giống như đã nêu ở trên;
Bước 2: Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau: Nếu mua từ 51% vốn công ty Việt Nam mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp cho công ty Việt Nam, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hiện góp vốn chuyển nhượng và kê khai thuế thu nhập chuyển nhượng.
Bước 3: Công ty phải thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. Đây là bước khác biệt so với thủ tục chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài trong công ty có 100% vốn Việt Nam. Thời gian xử lý hồ sơ trong bước này là 15 ngày làm ngày làm việc, Sở Kế hoạch- Đầu tư sẽ ra văn bản chấp thuận và chỉnh lý giấy chứng nhận đầu tư.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: info@hongbanglawfirm.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.