Theo quy định của pháp luật việc xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải do tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thực hiện. Để giúp quý khách hàng hiểu thêm về quy định pháp luật về thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, Luật Hồng Bàng xin được được tư vấn như sau:
1.Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2016 của Chính Phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
- Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNN ngày 12 tháng 12 năm 2015 của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
2. Yêu cầu, điều kiện
Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 -19:2010/BNNPTNT về quy trình xông hơi khử trùng hoặc tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có Thẻ hành nghề do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
- Người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được tập huấn, được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề; bảo đảm sức khỏe theo quy định. – Có địa điểm xử lý vật thể, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện phù hợp với quy mô, biện pháp và loại hình xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Có thiết bị đối với từng biện pháp xử lý quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 66/2016/NĐ-CP.
- Có đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3.Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
- Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xử lý đối với từng biện pháp, loại hình và quy mô đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành.
- Bản chính Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp quản lý điều hành do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Bản sao chụp giấy khám sức khỏe của người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể.
- Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể đã được cấp Thẻ hành nghề.
- Bản sao chụp Phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về đảm bảo môi trường theo quy định của pháp luật.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN-PTNT
4. Thời gian giải quyết
- 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư: Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com.
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Công ty Luật Hồng Bàng./.