Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

I. Căn cứ pháp lý

– Luật Đầu tư 2020 (Luật đầu tư mới có hiệu lực từ 1/1/2021)

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

– Do tạm thời chưa có nghị định mới được ban hành thay thế, tham khảo các quy định trong Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – các nghị định cũ hướng dẫn luật đầu tư 2014.

– Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ và tin học.

II. Thủ tục

Trong các văn bản pháp luật, trung tâm ngoại ngữ được định nghĩa là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng, không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hoạt động của trung tâm ngoại ngữ (hay Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên) được xếp vào nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Do đó, để có thể mở trung tâm, cần đáp ứng một số điều kiện luật định.

  1. Về điều kiện để trung tâm hoạt động

Điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi quy định:

“Điều 48. Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục

  1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
  2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.”

Thứ nhất, Giáo viên là người Việt Nam đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau: (i) Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên; (ii) Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỉ lệ trung bình không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ca học.

Thứ hai, có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2/học viên/ca học.

Thứ ba, có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo;

Thứ tư, có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.

Thứ năm, được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

  1. Về thủ tục thành lập

Tại Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục:

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;

c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.”

– Tờ trình xin thành lập trung tâm: Giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp đứng tên trong đơn xin mở Trung tâm. Đơn phải có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân phường (xã) nơi Giám đốc thường trú hoặc cơ quan quản lý người đứng tên trong đơn. Có ý kiến của Phòng Giáo dục Đào tạo Quận, Huyện nơi mở Trung tâm. Đối với tổ chức, cá nhận có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư miễn xác nhận của UBND phường ( xã).

– Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; Cơ sở vật chất của trung tâm; Nếu mặt bằng của tổ chức hoặc cá nhân người đứng tên mở Trung tâm thì photo văn bản quyền sử dụng nhà, đất hoặc xác nhận của cơ quan chủ quản; Nếu mặt bằng thuê mướn, hợp đồng của tư nhân phải có công chứng Nhà nước.Nội dung Hợp đồng thuê mướn mặt bằng phải ghi rõ thời gian ít nhất từ 01 năm trở lên và nghĩa vụ nộp thuế nếu có.

– Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);

– Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.

– Lý lịch có xác nhận của Ủy ban Nhân dân phường, xã hoặc của cơ quan chủ quản.

– Bản sao văn bằng chuyên môn, văn bằng quản lý có thị thực.

– Bản sao hộ khẩu thường trú tại tỉnh/thành phố nơi đặt trung tâm hoặc đăng ký tạm trú dài hạn có thị thực (đối với người nước ngoài)

– Hồ sơ giáo viên, nhân viên kế toán;

– Lý lịch có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân phường, xã hoặc cơ quan chủ quản.

– Văn bằng có thị thực (đối với người nước ngoài)

– Phiếu khám sức khỏe

– Hợp đồng lao động: Theo mẫu của Bộ LĐ-TBXH (giao cho người lao động 01 bản)

– Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm

“3. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến người có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra theo quy định;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại khoản 1 Điều này quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.”

Vậy, sau khi đáp ứng được thủ tục thành lập và điều kiện hoạt động thì trung tâm có thể đi vào hoạt động. Thẩm quyền cho phép trung tâm ngoài khuôn viên trường học thành lập và cho phép hoạt động là của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định 135/2018/NĐ-CP).

Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nhật Nam qua  hotline: 0912.35.65.75, 0912.35.53.53  hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email:  lienheluathongbang@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Trân trọng!