Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Xin chào Luật Hồng Bàng, tôi có kinh doanh một quán ăn, tôi có bí quyết riêng để làm món ăn của tôi có hương vị đặc biệt nên có rất đông khách. Vậy tôi muốn hỏi đó có được gọi là bí mật kinh doanh không? Và để được bảo hộ bí mật kinh doanh thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn sở hữu trí tuệ của Luật Hồng Bàng.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Hồng Bàng. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

1.Cơ sở pháp lý:

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

2.Nội dung tư vấn

Thứ nhất, khái niệm bí mật kinh doanh

Căn cứ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì: Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác

Như vậy, theo như bạn cung cấp thì bí quyết chế biến món ăn là do kinh nghiệm và do hoạt động trí tuệ của bạn tìm ra, chưa được bộ lộ và được sử dụng trong kinh doanh để tạo hương vị riêng của cửa hàng mà bạn làm chủ. Do đó, có thể gọi bí quyết đó là bí mật kinh doanh.

Thứ hai, về điều kiện để được bảo hộ bí mật kinh doanh:

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

+) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

+) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Ngoài những điều kiện nêu trên thì để được bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh nếu không thuộc trường hợp quy định là đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh bao gồm:

+) Bí mật về nhân thân;

+) Bí mật về quản lý nhà nước;

+) Bí mật về quốc phòng, an ninh;

+) Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Như vậy, nếu như đáp ứng các điều kiện nói trên thì bí quyết nấu ăn của bạn có thể được bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với các luật sư để được giải đáp kịp thời.

Trân trọng!

________________________________

MỌI THẮC MẮC QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Điện thoại: 0912 35 65 75 – 0968 35 65 75 (Luật sư Nhật Nam)

Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900 6575

Email: Lienheluathongbang@gmail.com