Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng
Luật sư tư vấn

Vai trò của các sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng gia tăng, cùng với đó, nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được nâng cao. Các chủ thể đã tích cực sử dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, xét trên tình hình thực tế vẫn còn rất nhiều cá nhân, tổ chức vẫn chưa nắm rõ về trình tự thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cũng như các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền tác giả, sau đây Công ty Luật Hồng Bàng sẽ tư vấn một cách khái quát nhất về trình tự thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Luật Hồng Bàng tư vấn cho khách hàng, trường hợp được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:

+) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

+) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

+) Tác phẩm báo chí;

+) Tác phẩm âm nhạc;

+) Tác phẩm sân khấu;

+) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;

+) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

+) Tác phẩm nhiếp ảnh;

+) Tác phẩm kiến trúc;

+) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

+) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

+) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

–   Tư vấn cho khách hàng khả năng đăng ký quyền tác giả của tác phẩm bằng cách tra cứu thông tin;

–   Tư vấn cho khách hàng những thủ tục cơ bản khi tiến hành đăng ký quyền tác giả;

–   Tư vấn cho khách hàng về hiệu lực của Bằng độc quyền;

–   Tư vấn cho khách hàng những quyền lợi của việc bảo hộ độc quyền.

 Khách hàng cần cung cấp thông tin sau cho Công ty Luật Hồng Bàng:

– Thông tin về tác giả, chủ sở hữu tác phẩm

– Thông tin về tác phẩm: tên đầy đủ, nội dung tóm tắt, thời điểm sáng tác…

– Các thông tin khác: chuyển nhượng quyền tác giả, thừa kế…

–  Bản gốc (hoặc bản sao có chứng thực) Giấy CMND (nếu tác giả, chủ sở hữu tác phẩm là cá nhân); Giấy ĐKKD (với chủ sở hữu tác phẩm là tổ chức);

– 02 bản mẫu tác phẩm đăng ký;

–  Các giấy tờ khác chứng minh quyền nộp đơn của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả…

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác là người có thẩm quyền nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho các tác phẩm cần bảo hộ.

Tác giả sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền bao gồm :

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;

– Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan;

– Giấy uỷ quyền, hợp đồng ủy quyền nếu người nộp hồ sơ không phải là tác giả, được tác giả uỷ quyền thực hiện các công việc để đăng ký bản quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Phương thức tiếp cận dịch vụ của Công ty Luật Hồng Bàng.

–  Liên hệ trực tiếp với phó giám đốc: Luật sư Nhật Nam qua hotline: 0912.35.65.75 vs 0968.35.65.75

–  Gọi điện đến Tổng đài tư vấn luật miễn phí: 1900 6575

–  Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email: lienheluathongbang@gmail.com